Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn học nghề khi vừa tốt nghiệp Trung học cơ sở. Nhưng khi đứng trước “ma trận” nghề nghiệp, nhiều bạn lại cảm thấy bối rối, không biết nên theo đuổi lĩnh vực nào. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về một số ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao, mức thu nhập hấp dẫn giúp bạn trả lời câu hỏi “Có bằng cấp 2 nên học nghề gì?”. Hãy cùng đón đọc nhé!
Có bằng cấp 2 nên học nghề gì? Top những ngành nghề đáng cân nhắc hiện nay
Nếu còn phân vân không biết có bằng cấp 2 nên học nghề gì, bạn hãy tham khảo một số ngành học mà CET cung cấp dưới đây:
Đầu bếp
Nếu yêu thích nấu ăn và mong muốn tạo ra nhiều món ngon phục vụ khách hàng, đầu bếp là lĩnh vực bạn nên lựa chọn theo đuổi. Theo iPOS.vn, số lượng nhà hàng, dịch vụ F&B tại Việt Nam có xu hướng tăng dần đều với tốc độ tăng trưởng hằng năm (CAGR) giai đoạn 2016 – 2022 là 2%. Điều này cho thấy nhu cầu việc làm của nghề bếp ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Đầu bếp cũng là nghề có mức thu nhập cao và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Theo học ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, bạn sẽ được học những kiến thức, kỹ năng làm bếp từ cơ bản đến chuyên sâu, trau dồi kỹ năng mềm, rèn luyện tiếng Anh chuyên ngành… để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng
Pha chế
Học pha chế là một hướng đi đầy tiềm năng để bạn lựa chọn nếu chưa biết có bằng cấp 2 nên học nghề gì. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, resort, quán bar, các doanh nghiệp, thương hiệu thức uống… hoặc tự mở cửa hàng kinh doanh riêng.
Khởi đầu với vị trí Phụ bar, bạn sẽ học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để trở thành một bartender, barista thực thụ. Sau thời gian dài làm việc, bạn có thể thăng tiến lên Quản lý Bộ phận Pha chế, Quản lý Bộ phận Ẩm thực, thậm chí là Giám đốc bộ phận Dịch vụ Ẩm thực. Đây là nghề có thu nhập hấp dẫn, dao động từ 230 – 300 USD cho vị trí Phụ bar, từ 340 – 500 USD cho vị trí nhân viên pha chế (chưa tính tiền tip) và sẽ càng tăng nếu bạn ở những vị trí cao hơn
Đầu bếp làm bánh
Thị trường bánh tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động, phong phú với sự đổ bộ của nhiều thương hiệu nổi tiếng cùng sự xuất hiện của hàng loạt tiệm bánh lớn nhỏ. Điều này mở ra cơ hội việc làm cho các đầu bếp có tay nghề và trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, trở thành một thợ làm bánh là hướng đi được các em học sinh lựa chọn, đặc biệt với những bạn nữ.
Để đáp ứng yêu cầu về tay nghề của nhà tuyển dụng, nhiều người đã theo học làm bánh tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, các trung tâm dạy nghề… Với chính sách tuyển sinh dễ dàng, thời lượng thực hành nhiều, bạn sẽ nhanh chóng nắm vững kiến thức, kỹ năng chuyên môn để làm việc tại các đơn vị nhà hàng, khách sạn, công ty sản xuất bánh kẹo… hoặc tự kinh doanh riêng